Dich vu bao ve: Australia là quốc gia duy nhất chiếm trọn vẹn một lục địa cùng với nhiều
hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có chung biên giới với
New Ziland, Indonesia, Đông Timor… Từ trước tới nay, mặc dù Australia
vẫn tự coi mình là một quốc gia phương Tây, thế nhưng quốc gia này lại
được bao quanh bởi 4 tỷ người châu Á. Với vị thế địa-chính trị như vậy,
Australia được đánh giá là có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt ở châu
Á.
Trong khi đó, châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành khu vực phát triển năng động và nhanh nhất thế giới, được nhìn nhận sẽ là đầu tàu của nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 và đang trở thành trọng tâm chú ý của các nước lớn. Sự chuyển hướng chiến lược của các nước sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã khiến tình hình an ninh khu vực trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Điều đó được thể hiện rõ với sự tăng nhiệt trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, khu vực Đông Bắc Á.
Trong khi đó, châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành khu vực phát triển năng động và nhanh nhất thế giới, được nhìn nhận sẽ là đầu tàu của nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 và đang trở thành trọng tâm chú ý của các nước lớn. Sự chuyển hướng chiến lược của các nước sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã khiến tình hình an ninh khu vực trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Điều đó được thể hiện rõ với sự tăng nhiệt trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, khu vực Đông Bắc Á.
Australia chuẩn bị “tậu” thêm máy bay chiến đấu Super Hornet. Ảnh: amilitaryaircraft.com |
Trong bối cảnh trung tâm chiến lược và
kinh tế toàn cầu tiếp tục dịch chuyển về phía Đông như vậy, mang lại lợi
ích to lớn cũng như nhiều mối đe dọa và thách thức cần được kiểm soát,
chính quyền hiện nay của Australia đã nhận thức được rằng, tương lai của
họ rõ ràng gắn với các nước láng giềng châu Á và Australia không thể
đứng ngoài cuộc chơi. Thêm vào đó, đồng minh lớn nhất và lâu năm là Mỹ
cũng đang thực hiện chính sách xoay trục hướng về châu Á - Thái Bình
Dương nên cũng dễ hiểu khi trọng tâm an ninh quốc gia của Australia lại
hướng về châu Á.
Đích thân Thủ tướng Julia Gillard, trong buổi công bố Chiến lược An ninh Quốc gia, đã nhận định rằng những gì mà thế kỷ 21 mang lại, đó là “mang tới cho châu Á vị trí lãnh đạo trên bản đồ thế giới. Châu Á đang nổi lên. Đó không chỉ là một tiến trình không thể chặn lại, mà đó là bước đi nước kiệu… An ninh lâu dài của Australia tùy thuộc rất nhiều vào tình hình ổn định và hòa bình bền vững ở châu Á”.
Tăng cường tiềm lực an ninh, quốc phòng
Chiến lược An ninh Quốc gia đầu tiên của Australia đã xác định, trong 5 năm tới, nước này cần tập trung vào vấn đề an ninh mạng, sự can dự tích cực trong khu vực, các mối đe dọa truyền thống như gián điệp, sự can thiệp từ bên ngoài, xung đột và áp bức, cùng các nguy cơ khác như khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, tội phạm có tổ chức.
Đích thân Thủ tướng Julia Gillard, trong buổi công bố Chiến lược An ninh Quốc gia, đã nhận định rằng những gì mà thế kỷ 21 mang lại, đó là “mang tới cho châu Á vị trí lãnh đạo trên bản đồ thế giới. Châu Á đang nổi lên. Đó không chỉ là một tiến trình không thể chặn lại, mà đó là bước đi nước kiệu… An ninh lâu dài của Australia tùy thuộc rất nhiều vào tình hình ổn định và hòa bình bền vững ở châu Á”.
Tăng cường tiềm lực an ninh, quốc phòng
Chiến lược An ninh Quốc gia đầu tiên của Australia đã xác định, trong 5 năm tới, nước này cần tập trung vào vấn đề an ninh mạng, sự can dự tích cực trong khu vực, các mối đe dọa truyền thống như gián điệp, sự can thiệp từ bên ngoài, xung đột và áp bức, cùng các nguy cơ khác như khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, tội phạm có tổ chức.
Theo đó, trước mắt, vào khoảng cuối năm
2013 này, Trung tâm An ninh Mạng của Australia sẽ được thành lập để điều
phối hoạt động của các cơ quan, tạo cho Australia một khả năng phản ứng
uyển chuyển hơn trên diện rộng để đối phó với các sự cố trên mạng, bất
kể chúng xảy ra ở nơi đâu.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Australia Joel
Fitzgibbon từng nói với AP rằng “chúng ta (Australia) cần có khả năng tự
vệ mà không nhất thiết phải dựa vào sự hỗ trợ của quốc gia khác”. Vì
thế mà không riêng gì an ninh mạng, ngay từ trước khi chiến lược An ninh
Quốc gia được công bố, Australia đã dành nhiều sự quan tâm đầu tư, nâng
cao tính độc lập trong lĩnh vực quốc phòng.
Theo Báo The Australian, Chính phủ Australia đã cam kết dành 3% GDP/năm cho lĩnh vực quốc phòng đến năm 2017-2018, sau đó sẽ duy trì mức 2,2% GDP/năm đến 2030. Hiện tại, ngân sách quốc phòng của Australia chiếm 1,9% GDP và theo như lời bà Thủ tướng Julia Gillard nói với AFP, bất chấp nền kinh tế khó khăn, Australia vẫn nằm trong nhóm 15 nước có chi tiêu quốc phòng hàng đầu thế giới.
Nhờ chi tiêu quốc phòng lớn mà lực lượng không quân và hải quân của Australia đã không ngừng được hiện đại hóa. Chỉ tính riêng trong năm tài khóa 2012, Chính phủ Australia đã quyết định chi 130 triệu USD để mua tàu đa năng Skandi Bergen nhằm bổ sung cho lực lượng tàu đổ bộ đường biển của Hải quân, hiện có các tàu HMAS Choules và HMAS Tobruk. Tàu Skandi Bergen có trọng tải 6.500 tấn, dài 105m, rộng 21m, có sức chứa hơn 100 lính thủy và có sàn tàu hơn 1000m2 cho trực thăng. Tàu Skandi Bergen có khả năng hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như ở Nam Cực, có thể tham gia tuần tra, giám sát biển nhằm đối phó với các hoạt động xâm phạm bất hợp pháp.
Theo Báo The Australian, Chính phủ Australia đã cam kết dành 3% GDP/năm cho lĩnh vực quốc phòng đến năm 2017-2018, sau đó sẽ duy trì mức 2,2% GDP/năm đến 2030. Hiện tại, ngân sách quốc phòng của Australia chiếm 1,9% GDP và theo như lời bà Thủ tướng Julia Gillard nói với AFP, bất chấp nền kinh tế khó khăn, Australia vẫn nằm trong nhóm 15 nước có chi tiêu quốc phòng hàng đầu thế giới.
Nhờ chi tiêu quốc phòng lớn mà lực lượng không quân và hải quân của Australia đã không ngừng được hiện đại hóa. Chỉ tính riêng trong năm tài khóa 2012, Chính phủ Australia đã quyết định chi 130 triệu USD để mua tàu đa năng Skandi Bergen nhằm bổ sung cho lực lượng tàu đổ bộ đường biển của Hải quân, hiện có các tàu HMAS Choules và HMAS Tobruk. Tàu Skandi Bergen có trọng tải 6.500 tấn, dài 105m, rộng 21m, có sức chứa hơn 100 lính thủy và có sàn tàu hơn 1000m2 cho trực thăng. Tàu Skandi Bergen có khả năng hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như ở Nam Cực, có thể tham gia tuần tra, giám sát biển nhằm đối phó với các hoạt động xâm phạm bất hợp pháp.
Cũng trong năm, Canberra đã quyết định
chi 280 triệu USD để mua thêm 6 máy bay vận tải hạng nặng C-17A của Mỹ.
Đây là loại máy bay vận tải quân sự với sức chứa lớn và tầm hoạt động
rất xa. C-17A giúp tăng cường năng lực cho quân đội Australia trong việc
ứng phó với thảm họa thiên tai và cứu trợ nhân đạo.
Gần đây nhất, ngày 1/3 vừa qua, trang
tin Defence Update cho biết, Australia còn đề nghị Mỹ cho phép mua thêm
tới 24 chiếc máy bay chiến đấu Super Hornet gồm 12 chiếc F/A-18E/F Super
Hornet và 12 chiếc máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler. Tổng giá
trị của hợp đồng trên, bao gồm cả các gói bảo dưỡng, phụ tùng, vũ khí
kèm theo, trị giá khoảng 3,7 tỷ USD.
Chiến lược “trung gian hòa giải”
Trong khi chuyển trọng tâm an ninh sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vấn đề quan trọng đầu tiên mà Australia phải đối mặt chính là giải quyết hài hòa mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Đây là hai “gã khổng lồ” đang có sự tranh giành ảnh hưởng đối với khu vực này và Canberra vào cái thế ngã ba đường giữa Washington và Bắc Kinh, một bên là đồng minh chiến lược, một bên là đối tác thương mại quan trọng.
Australia hiểu rõ rằng, mình hưởng lợi ích kinh tế từ mối quan hệ với Trung Quốc trong khi liên minh với Mỹ mang lại cho nước này những lợi ích địa chính trị và quân sự đáng kể. “Đi với Mỹ về an ninh và đi với Trung Quốc về kinh tế”, đó có lẽ là lựa chọn khôn ngoan. Vì vậy mà cho tới nay, Australia hầu như luôn luôn giữ thái độ trung lập trong những căng thẳng giữa hai cường quốc này ở châu Á-Thái Bình Dương.
Đánh giá về chính sách trung lập này, Giáo sư Kishore Mahbubani thuộc Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu của Singapore nói với Jakarta Post rằng, việc Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh chi phối châu Á-Thái Bình Dương là không thể tránh khỏi, là chuyện bình thường giữa các nước lớn, do đó không có gì là khó hiểu khi Australia có chính sách cân bằng với hai ông lớn để tránh gây phật ý cũng như rơi vào nguy cơ bị “sứt đầu mẻ trán” nếu nghiêng về một trong hai phía.
Tuy nhiên, nếu như muốn thực hiện thành công chiến lược “Australia trong Thế kỷ châu Á” đã đề ra, thì chiến lược "trung gian hòa giải" nói trên được các nhà phân tích nhìn nhận là chưa đủ. Các nhà phân tích cho rằng, Canberra cần đặc biệt quan tâm đến việc tham dự vào các vấn đề mang tính chiến lược của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, qua đó khẳng định được tiếng nói của mình trong khu vực, nhất là ở phương diện an ninh-chính trị, trở thành nhân tố có thể thúc đẩy "quy tắc luật chơi" giữa một bên là các cường quốc lớn và một bên là các quốc gia nhỏ, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở một khu vực vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột này.
Chiến lược “trung gian hòa giải”
Trong khi chuyển trọng tâm an ninh sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vấn đề quan trọng đầu tiên mà Australia phải đối mặt chính là giải quyết hài hòa mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Đây là hai “gã khổng lồ” đang có sự tranh giành ảnh hưởng đối với khu vực này và Canberra vào cái thế ngã ba đường giữa Washington và Bắc Kinh, một bên là đồng minh chiến lược, một bên là đối tác thương mại quan trọng.
Australia hiểu rõ rằng, mình hưởng lợi ích kinh tế từ mối quan hệ với Trung Quốc trong khi liên minh với Mỹ mang lại cho nước này những lợi ích địa chính trị và quân sự đáng kể. “Đi với Mỹ về an ninh và đi với Trung Quốc về kinh tế”, đó có lẽ là lựa chọn khôn ngoan. Vì vậy mà cho tới nay, Australia hầu như luôn luôn giữ thái độ trung lập trong những căng thẳng giữa hai cường quốc này ở châu Á-Thái Bình Dương.
Đánh giá về chính sách trung lập này, Giáo sư Kishore Mahbubani thuộc Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu của Singapore nói với Jakarta Post rằng, việc Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh chi phối châu Á-Thái Bình Dương là không thể tránh khỏi, là chuyện bình thường giữa các nước lớn, do đó không có gì là khó hiểu khi Australia có chính sách cân bằng với hai ông lớn để tránh gây phật ý cũng như rơi vào nguy cơ bị “sứt đầu mẻ trán” nếu nghiêng về một trong hai phía.
Tuy nhiên, nếu như muốn thực hiện thành công chiến lược “Australia trong Thế kỷ châu Á” đã đề ra, thì chiến lược "trung gian hòa giải" nói trên được các nhà phân tích nhìn nhận là chưa đủ. Các nhà phân tích cho rằng, Canberra cần đặc biệt quan tâm đến việc tham dự vào các vấn đề mang tính chiến lược của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, qua đó khẳng định được tiếng nói của mình trong khu vực, nhất là ở phương diện an ninh-chính trị, trở thành nhân tố có thể thúc đẩy "quy tắc luật chơi" giữa một bên là các cường quốc lớn và một bên là các quốc gia nhỏ, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở một khu vực vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét