Công ty bảo vệ Thành phố chuyên cung cấp các dịch vụ bảo vệ ngân hàng, bảo vệ cao ốc, bảo vệ kiện, bảo vệ yếu nhân, dịch vụ vệ sỹ cho các công ty và doanh nghiệp lớn , Thành lập công ty, cho thuê văn phòng ảo, cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp cho cao ốc, ngân hàng, donh nghiệp lớn Thành Phố HCM và các tỉnh lân cận , mọi nơi , 700000 , Việt Nam . 0915999146

Luật cần phải nghiêm để bảo vệ lưới điện cao áp ~ Tin tức dịch vụ bảo vệ

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Sau những vụ mất điện, dù nhỏ hay lớn cũng cần phải xem lại, nhất là luật bảo vệ lưới điện cao áp cần được chú ý hơn. Báo giá dịch vụ bảo vệ xin trích bài viết sau vụ vi phạm an toàn lưới điện cao áp, đoạn đường dây 500kV Di Linh - Tân Định chiều 22/5 dẫn đến sự cố gây mất điện 22 tỉnh, thành phía Nam gần 10 giờ đồng hồ
Ảnh: Đường giây mất điện phía Nam
Vụ mất điện này đã để lại những thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống tinh thần của người dân. Điều này thêm một lần nữa báo động thực trạng vi phạm an toàn hành lang lưới điện cao áp không thể coi thường.

Chỉ trong tích tắc, chiếc xe cẩu (làm việc ngay trong hành lang an toàn của đường dây siêu cao áp 500kV Bắc-Nam) nâng cây dầu cao 17,5m cộng với chiều cao vốn có - đã chạm vào đường dây 500kV ở khoảng trụ 1072-1073 - đoạn gần trạm biến áp 500kV Tân Định, thuộc tỉnh Bình Dương, làm 22 tỉnh, thành khu vực phía Nam mất điện.

Thế nhưng, để khôi phục lại hệ thống lưới truyền tải điện miền Nam đã phải mất ít nhất 10 tiếng đồng hồ. Và đến nay, vẫn còn một số tổ máy điện (với khoảng 1.000MW) chưa hoạt động trở lại bình thường, trong khi việc cung ứng điện cho miền Nam đang hết sức căng thẳng.
Sự cố đã khiến 22 tỉnh, thành phía Nam mất điện

Đó là chưa kể đến những thiệt hại kinh tế có thể cân, đong, đo, đếm ngay được từ các nhà máy, công trường, phân xưởng… đang sản xuất phải ngừng/nghỉ đột ngột. Rồi cả những thiệt hại vô hình do mất điện ảnh hưởng tới các bệnh viện, cơ sở y tế… và đời sống tinh thần của người dân miền Nam khi đang trong thời gian cao điểm của mùa nóng.

Trước đó, ngày 20/1/2013, đường dây 500kV đoạn Nho Quan - Hà Tĩnh do Truyền tải Điện Hà Tĩnh quản lý cũng đã bị sự cố gây gián đoạn cung cấp điện, do một chiếc máy xúc đi dưới đường dây vi phạm khoảng cách an toàn. Và cách đây hơn 1 năm, tàu Bạch Đằng đã làm đứt một mạch cáp ngầm 220kV của đường dây cấp điện từ nhà máy điện Hải Phòng đi trạm Đình Vũ, gây thiệt hại hơn 20 tỷ đồng, đến nay vẫn chưa khôi phục lại được.

Mặc dù Nghị định 106/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành từ ngày 17/8/2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp (là lưới điện có điện áp danh định từ 1000V trở lên) - đã quy định rất rõ những hành vi bị nghiêm cấm, nhưng chỉ tính trong năm 2012 vừa qua, riêng tuyến đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hòa, đoạn qua tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra gần 10 sự cố lớn do diều mắc vào đường dây gây phóng điện dẫn đến phải cắt điện nhiều giờ để sửa chữa, gây thiệt hại mỗi vụ việc hàng trăm triệu đồng.

Đáng lưu ý, những con diều vướng trên đường dây cao áp kể trên lại do một số nông dân chế tạo mất cả chục triệu đồng, dài tới vài 3m, rộng cả 10m bề ngang, chỉ để phục vụ thú vui, tục lệ chơi diều có trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên từ nhiều năm nay.

Tất cả những vụ việc xảy ra nêu trên, đều cho thấy một thực tế là: ý thức của một bộ phận người dân còn kém đối với việc bảo vệ an toàn lưới điện. Nhưng quan trọng hơn, cần tính đến, đó là sự thiếu hiểu biết về những quy định liên quan đến hành lang an toàn lưới điện - dẫn đến chủ quan, gây sự cố. Do đó, trách nhiệm trước tiên thuộc về công tác truyên truyền.

Cần nhìn lại việc tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân đối với tầm quan trọng của lưới truyền tải điện, cũng như hậu quả nếu để xảy ra sự cố đối với các công trình nguồn và lưới điện đối với an ninh năng lượng quốc gia, mà trực tiếp là những ảnh hưởng tới an toàn tính mạng của mỗi người, ánh sáng của mỗi nhà, nguồn nguyên liệu cho sản xuất và phát triển kinh tế của cả đất nước.

Mặc dù Luật điện lực, Nghị định của Chính phủ đã quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân, tổ chức trong công tác bảo vệ các công trình lưới điện, nhưng trước những sự cố xảy ra thời gian qua chưa có biện pháp xử lý triệt để, những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro vẫn rình rập từng ngày, từng giờ, cũng cần tính đến những chế tài mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn khi xử lý các vi phạm an toàn lưới điện quốc gia.

Nhìn lại phong trào tâm linh “thả đèn trời” bay lên không trung để cầu may ở Hà Nội và một số tỉnh thành những năm 2005-2008 đã làm cháy cả nhà cao tầng, kho xăng và đường dây truyền tải điện, gây thiệt hại nghiêm trọng. Sau rất nhiều tranh luận, phân tích, tính toán thiệt-hơn, ngày 15/9/2009, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định, nghiêm cấm mọi hoạt động sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt, thả đèn trời trong phạm vi cả nước. Từ đó đến nay, không còn tục thả đèn trời, cũng đồng nghĩa với việc không còn cảnh mất điện, cháy nhà do đèn trời bay lên vướng vào gây chập, cháy.

Bảo vệ hệ thống lưới truyền tải điện quốc gia chủ yếu được xây dựng trên mặt đất, được trải dài và rộng khắp, nguy cơ sự cố luôn rình rập. Vì vậy, tục thả diều như Phổ Yên, Thái Nguyên hay còn đâu đó, cần phải được ngăn chặn kịp thời. Chỉ khi có chế tài đủ mạnh, pháp luật đủ nghiêm, công tác tuyên truyền đủ sâu, khi đó, hệ thống lưới truyền tải điện mới giảm những nguy cơ sự cố./.
Theo VOV1

1 nhận xét:

  1. Việc cũng giống như cháy nhà rồi mới lo chú ý phương tiện chữa cháy, rút kinh nghiệm cho lần sau

    Trả lờiXóa

Quảng cáo

Gai dep mac bikini

in tap vo hoc sinh

mai hien di dong

Thông tin dịch vụ

Tham khảo thông tin về kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ bảo vệ, công ty bảo vệ trên thị trường.

Info

  • Bài
  • Nhận xét
  • Lượt xem trang
Menu :

Bài đọc nhiều nhất

Quảng cáo Logo

cong ty bao ve

cam giay to xe may

Cong ty bao hiem nhan tho uy tin

Liên kết bạn bè

Cầm giấy tờ xe, cầm xe ô tô, chơi game mobile, bảo vệ, bảo vệ chuyên nghiệp, hàng đầu