Vài trò của người bảo vệ ngày càng được khẳng định trong cuộc sống ngày nay khi mà nền kinh tế phát triển kéo theo các tệ nạn xã hội khác.
Hai chữ bảo vệ không còn xa lạ gì với cuộc sống của con người hiện nay. Không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới mô hình đào tạo vệ sỹ bảo vệ đang rất phát triển, thậm chí nhiều nước còn phải xuất khẩu lao động làm nghề vệ sỹ cho các chính khách đại gia, giới nhà giàu. Điều này cũng không có gì là lạ khi mà nền kinh tế càng phát triển thì nhiều tệ nạn trộm cướp, giết người xảy ra, với những khu vực mua sắm đông đúc, công viên hay trường học đều cần đến sự giám bảo bảo vệ. Rồi ngay như môt nhân vật quyền lực giàu có là giới chính khách, là các tỷ phú, là các ngôi sao điện ảnh thì nhu cầu được bảo vệ bản thân khỏi sự khủng bố hoặc bị tấn công từ bên ngoài cũng rất cần thiết. Do đó nếu xét trên bình diện chung của xã hội thì nghề bảo vệ đang đóng góp một vị trí vô cùng quan trọng và không thể thiếu được, công an, cảnh sát là cần thiết, nhưng người bảo vệ lại có những cống hiến riêng, có cách làm việc riêng mà xã hội rất cần đến.
Hình minh họa: Tội phạm ngày càng tinh vi vai trò của người bảo vệ là rất quan trọng
Thử hỏi với một chung cư cao tầng, một khách sạn hạng sao mà không có đội ngũ bảo vệ trông coi thì làm sao người dân có yên tâm sinh sống, rất nhiều những sự cố những tai nạn đều có thể xảy ra, Khủng bố, giết người, trộm cắp dường như cũng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế.
Thậm chí nhiều nơi tuy đã có bảo vệ canh gác 24/ 24 những tình trạng bị mất đồ vẫn diễn ra, bản thân người bảo vệ dù được trang bị các phương tiện làm việc, và ngoài bảo vệ ra thì các tài sản có giá trị cũng được bảo vệ nghiêm ngặt bằng một loạt hệ thống máy móc nhưng trộm vẫn vào lấy đươc. Tại các viện bảo tàng, ngân hàng nơi cất giữ nhiều tài sản có giá trị nhưng bọn trộm cắp vẫn rất tinh vi. Do đó việc đào tạo và huấn luyện cho các bảo vệ vệ sỹ là việc không thể không làm, và bản thân người bảo vệ đó phải có sự nhanh nhậy trong công việc.
Thu Trang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét