BẢO VỆ GIA ĐÌNH BẰNG CÁCH XỬ PHẠT NGƯỜI NGOẠI TÌNH KỂ TỪ THÁNG 11/2013
Không biết tin pháp luật này là vui hay buồn đối với nhiều người, việc bảo vệ hạnh phúc gia đình là hoàn toàn chính đáng.Quy định xử phạt 1-3 triệu đồng với người ngoại tình bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay (11/11), nhưng nhiều người vẫn bày tỏ sự nghi ngờ về tính khả thi và hiệu quả của nó.
Chị Ái Phương (32 tuổi, Hà Nội) nhận xét: "Mức phạt này là quá ít, mấy ông cặp bồ toàn người giàu có, tiền mỗi tháng kiếm ra có khi tới cả trăm triệu đồng". Theo chị, với những người ngoại tình, bên cạnh phạt hành chính, cần thông báo rộng rãi về nơi làm việc, chính quyền địa phương để răn đe, kiểm điểm. Phần lớn những người ngoại tình đều rất sợ bị công khai danh tính, phần vì sợ mất danh dự, ảnh hưởng sự nghiệp, phần vì cũng chỉ muốn tìm cảm giác mới lạ chứ chưa có ý định ly hôn.
Ngoại tình phá vỡ sự bảo vệ gia đình từ một phía
Nhiều độc giả của VnExpress cũng có chung ý kiến là mức phạt dành cho kẻ ngoại tình quá nhẹ, cần phải tăng thêm tiền cũng như kèm theo nhiều biện pháp khác. Độc giả Tommy Nguyễn đề xuất: "Ngoại tình phạt ở tù 1 năm và 10 triệu đồng". Nickname Bach Mieu muốn khung hình phạt rõ ràng hơn: "Phạt 3 triệu không ngăn chặn được hành vi của những kẻ ngoại tình, phải có biện pháp mạnh hơn, có thể lần đầu nhắc nhở thông qua văn bản của địa phương (án treo), tái phạm lần 2 phạt tù 1-3 tháng, lần 3 thì phạt tù 6 tháng đến 1 năm, cứ thế tăng dần lên may ra hạn chế được tình trạng này"....Trong khi những người ngoài cuộc hăm hở tranh luận ý kiến, thì bản thân những người có vợ/ chồng ngoại tình lại trăn trở nhiều nỗi niềm.
Ảnh minh họa chồng ngoại tình |
Chị Lê Ngọc (37 tuổi) cũng có chung sự day dứt như chị Trang, nhưng lại ở trong hoàn cảnh trái ngược. Mọi chi tiêu sinh hoạt đều do một tay chị xoay sở. Mấy tháng nay chị nghe loáng thoáng tin chồng lén lút "ăn chả", chị cất công theo dõi. Bắt được chồng và nhân tình trong nhà nghỉ, chị Ngọc định đưa anh ta lên phường tố cáo để răn đe, nhưng lại nghĩ anh ta làm gì có tiền, đi nộp phạt chẳng phải chị lại phải bỏ tiền túi ra? Thêm nữa, làm vậy chính chị xấu mặt trước bàn dân thiên hạ.
Chuyên gia Tâm lý Văn Thanh Sỹ, tổng đài 1088, TP HCM cho biết, khung hình phạt ngoại tình từ 1 đến 3 triệu đồng, thậm chí có cao hơn nữa cũng chỉ là mức phạt hành chính, quan trọng là ý thức của người dân, đặc biệt là những người sắp, đang và đã ngoại tình. Cơ quan nhà nước phải làm cách nào để họ nhận ra được hành vi sai trái của mình và không có ý định tái phạm, có thể gửi văn bản về chính cơ quan, nơi họ sinh sống để cảnh cáo. Hình thức này sẽ khiến bản thân người đã ngoại tình, lừa dối gia đình cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ khi mọi người biết chuyện, từ đó có thể giảm bớt hành vi sai trái về sau.
Những người thực sự muốn tố cáo chồng/ vợ mình cần phải có bằng chứng xác đáng để chứng minh người kia ngoại tình, đó là băng ghi âm, quay camera hay có người đi cùng làm chứng...
Chuyên gia Thanh Sỹ cũng cho rằng ngay chính những người ngoại tình cũng không biết họ sẽ bị xử phạt thế nào vì nội dung trong văn bản còn khá chung chung. Trong trường hợp, cơ quan chức năng phát hiện hai người ở chung phòng trọ, nhà nghỉ... mà không có giấy tờ chứng minh hôn thú có bị coi là ngoại tình hay không? Hoặc những trường hợp ôm ấp, hôn hít ở quán cà phê, nhà riêng nhưng chưa bị phát hiện có quan hệ tình dục liệu có bị xử phạt? Mấy người thường xuyên đi với gái gọi, bia ôm và quan hệ nhiều lần với tiếp viên có nằm trong dạng bị xử phạt này hay không, hay chỉ sống chung mới bị coi là vi phạm luật? Những người có vợ, có chồng nhưng lại quan hệ tình dục với người đồng tính sẽ bị xử lý ra sao?
Bên cạnh những trường hợp bị coi là ngoại tình sai trái, cũng có nhiều người ngoại tình vì tình cảm thật sự. Ví lý do cá nhân, gia đình mà họ bị ép buộc kết hôn với người không yêu, hoặc lấy phải người vũ phu luôn bị đánh đập, chèn ép thậm tệ, họ có quyền để đi tìm hạnh phúc mới. Với những trường hợp này, họ có bị phạt hay không và phạt ở mức độ nào, liệu họ có được giải phóng, xã hội giúp đỡ để đi tìm hạnh phúc đích thực?
Theo chuyên gia tâm lý Thanh Sỹ, nên có mức xử phạt cụ thể cho từng trường hợp ngoại tình một cách rõ ràng hơn, thậm chí cao hơn cả mức 3 triệu dựa trên động cơ ngoại tình, lý do và tình cảm cá nhân.
Thạc sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM) cho rằng khi một chính sách được ban hành và triển khai, các nhà làm luật đã phải trải qua những nghiên cứu và tính toán dựa trên cơ sở thực tế. Tâm lý của các nhà làm luật có thể không giống với tâm lý thông thường của chúng ta nhưng rõ ràng, dưới cái nhìn của các nhà làm luật, mọi điều luật được đưa ra đều với mong muốn xã hội tốt đẹp hơn, trật tự hơn. Tất nhiên, trong quá trình thực hiện, thực tế có thể phát sinh những vấn đề mới và lúc đó, có thể cần phải điều chỉnh lại luật.
Còn nói về chuyện nếu phát hiện ra vợ chồng ngoại tình, liệu người “bị hại” có sẵn sàng tố cáo "tội phạm” với các cơ quan chức năng hay không, thạc sĩ Quân cho rằng tâm lý người Việt Nam nhìn chung vẫn ngại chuyện vạch áo cho người xem lưng, những trường hợp công khai thói hư tật xấu của người bạn đời cũng có, nhưng tương đối ít. Bởi thực tế, ai cũng muốn tự mình giải quyết kín đáo những chuyện tế nhị này. Chỉ khi người ta cảm thấy không đủ sức, tiếng nói của một mình mình không đủ trọng lượng, người ta mới viện đến sự trợ giúp của gia đình, đoàn thể.
Một thành viên Hội thẩm nhân dân ở Thái Bình cho rằng, quy định phạt tiền người ngoại tình là không mới, chỉ có điều, bây giờ mức phạt cao hơn. Nghị định số 87 trước đây đã quy định: Người đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 đến 500.000 đồng hoặc bị phạt từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù đến 3 năm nếu việc ngoại tình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính đối với việc ngoại tình mà còn vi phạm.
Chị cho biết, nhiều án ly hôn do ngoại tình nhưng do việc xác định và công nhận chính thức hành vi ngoại tình là không thể nên hiếm khi được ghi vào hồ sơ. Trong quá trình hòa giải, một bên tố bên kia ngoại tình nhưng bên bị tố hiếm khi thừa nhận. Nếu cả hai bên thừa nhận ngoại tình thì hồ sơ lưu của tòa mới ghi là ly hôn do vi phạm chế độ một vợ một chồng. Vì vậy thực tế nguyên nhân ly hôn do ngoại tình thì khá nhiều nhưng trong hồ sơ lưu của tòa án thì gần như ghi rất ít. Rất hiếm trường hợp bị phạt hành chính, hay nói đúng hơn, tỷ lệ vụ phạt gần như là bằng không. Vì ngoại tình chỉ là lý do để người ta đưa nhau ra tòa - ly hôn, chia tài sản chứ cũng không đặt vấn đề phạt hành chính. Để có thể phạt phải bắt tại trận, lập biên bản, thụ lý hồ sơ....
Một cán bộ của phòng Nghiệp vụ, Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước TP HCM tư vấn, nếu phát hiện một người ngoại tình, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi lên chính quyền địa phương (cụ thể là UBND phường, xã). Đơn tố cáo phải kèm theo chứng cớ cụ thể như là hình ảnh, băng ghi âm... Sau đó, chính phường địa phương sẽ mời hai bên lên làm việc, căn cứ thực tế để đưa ra quyết định xử phạt.
Còn nếu phát hiện hành vi ngoại tình có dấu hiệu hình sự, bạn có thể làm đơn gửi lên cơ quan điều tra. Sau khi kiểm tra, xác minh nguồn tin, nếu thấy các yếu tố tội phạm, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án. Sau đó sẽ tiến hành điều tra, và cuối cùng là đưa ra xét xử.
TT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét